Bà Phấn (được biết đến với tên gọi Sáu Phấn) quê ở An Giang. Năm 2001, bà đã tham gia lập Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển Phú Mỹ, chuyên về kinh doanh bất động sản và nhiều lĩnh vực khác (công ty hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng). Khi còn đương chức, bà Phấn đã cùng công ty này là cổ đông góp vốn với một số đối tác, thành lập nên một pháp nhân mới để đầu tư dự án khu căn hộ Regency Park tại phường An Phú, quận 2, TP HCM.
>>>Tin liên quan: https://vietnambiz.vn/tags/tieu-su-hua-thi-phan-27660.tag
Theo điều tra, trong 2 năm 2009-2010, bà Phấn (người sở hữu 84,92% cổ phần trong nhóm cổ đông Phú Mỹ) đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên thâu tóm Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank và là người đứng sau hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ.
Kết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…
Cụ thể là việc dùng tài sản là đất nông nghiệp giá trị 200.000 đồng mỗi m2 kê khống lên với giá 32 triệu đồng một m2. Dùng gần 1.000 tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư trái phép vào các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn. Sau đó, chính bà là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, bà và cộng sự thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho ngân hàng giá cao để thu lợi bất chính một loạt căn nhà tại các quận trung tâm TP HCM, như căn nhà số 10 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, được chính Ngân hàng Đại Tín định giá vào thời điểm 7/2011 là 290 tỷ đồng, nhưng đến đầu năm 2012 khi thị trường địa ốc đóng băng, lại được nhà băng này mua với giá 1.260 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Phấn còn chỉ đạo TrustBank đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè (TP HCM) do Công ty Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.
Sau những thương vụ nêu trên, bà Phấn đã thực hiện công cuộc chuyển giao TrustBank. Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng này về Ngân hàng Đại Dương, ông Hà Văn Thắm, lúc bấy giờ là Chủ tịch OceanBank gặp bà Phấn (đang là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng cho mình.
Tháng 2/2012, bà Phấn giao cho cấp dưới ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,92% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín cho ông Thắm, kèm theo việc Chủ tịch OceanBank phải chịu trách nhiệm trả nợ và được sở hữu tài sản từ các khoản vay hơn 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.
Ông Thắm sau đó cho người vào quản lý TrustBank nhưng không trả tiền, không cơ cấu tài sản của bà Phấn và cá nhân liên quan. Quá trình tiếp quản, ông Thắm nhận thấy ngân hàng này có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi.
Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank lại tính toán chuyển nhượng số cổ phần của ngân hàng này cho ông Phạm Công Danh với phí 800 tỷ đồng. Sau đó, Đại Tín được đổi tên thành ngân hàng Xây dựng nhưng ông Danh cũng không trả tiền cho bà Phấn và 800 tỷ cho ông Thắm như thỏa thuận.
Căn cứ diễn biến trên, Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM cho rằng, việc Trust Bank đầu tư bất động sản dưới thời bà Phấn như trên là vi phạm pháp luật: phạm Luật doanh nghiệp khi cố tình thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); phạm Luật các tổ chức tín dụng và vi phạm điều lệ “TrustBank không được trực tiếp kinh doanh bất động sản” do ngân hàng này đặt ra vào năm 2009.
Ngày 24/1/2017, Toà án nhân dân TP HCM đã tuyên án sơ thẩm đại án 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Hội đồng xét xử cũng công bố quyết định khởi tố tại tòa đối với nhóm bà Hứa Thị Phấn để làm rõ vấn đề lừa đảo như lập hồ sơ mà không cho vay, mua bán bất động sản mà không nộp thuế; đồng thời khởi tố các đồng sự của bà Phấn là nhóm ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch TrustBank.
Ngoài những vai trò trên, bà Hứa Thị Phấn cũng được biết đến là thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn SSG (SSG Group) từ năm 2012. Tập đoàn này là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Hà Nội và TP HCM như Saigon Pearl, Pearl Plaza, Saigon Airport Plaza, Mỹ Đình Pearl, trường quốc tế Wellspring...
Sau khi phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm kết thúc vào ngày 9/9/2016, Tập đoàn SSG đã có thông báo tổ chức Đại hội đồng cổ đông vào ngày 14/9. Kết quả cuộc họp có sự thay đổi đáng chú ý là việc bà Hứa Thị Phấn rút lui khỏi vị trí thành viên HĐQT của công ty này.
Trong lúc bị khởi tố, khám xét nơi ở và làm việc hôm 24/3, bà Hứa Thị Phấn đang điều trị bệnh cao huyết áp tại một bệnh viện ở quận 7 (TP HCM). Trước đó, tại phiên xử vụ án Phạm Công Danh ngày 9/9/2016, Hội đồng xét xử cũng công bố quyết định khởi tố tại tòa đối với nhóm bà Phấn vì có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quản lý, dẫn đến Ngân hàng Đại Tín bị âm vốn chủ sở hữu 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng.
Tiểu sử bà Hứa Thị Phấn: những phi vụ nghìn tỉ
Theo điều tra, trong 2 năm 2009-2010, bà Phấn (người sở hữu 84,92% cổ phần trong nhóm cổ đông Phú Mỹ) đã bỏ ra khoảng 2.000 tỷ đồng, nhờ người đứng tên thâu tóm Ngân hàng Đại Tín - Trust Bank và là người đứng sau hoạt động của ngân hàng lúc bấy giờ.
Bà Phấn đang điều trị tại một bệnh viện ở quận 7 hôm 24/3. Ảnh: Yên Trang.
Kết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…
Cụ thể là việc dùng tài sản là đất nông nghiệp giá trị 200.000 đồng mỗi m2 kê khống lên với giá 32 triệu đồng một m2. Dùng gần 1.000 tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư trái phép vào các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn. Sau đó, chính bà là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, bà và cộng sự thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho ngân hàng giá cao để thu lợi bất chính một loạt căn nhà tại các quận trung tâm TP HCM, như căn nhà số 10 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, được chính Ngân hàng Đại Tín định giá vào thời điểm 7/2011 là 290 tỷ đồng, nhưng đến đầu năm 2012 khi thị trường địa ốc đóng băng, lại được nhà băng này mua với giá 1.260 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Phấn còn chỉ đạo TrustBank đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè (TP HCM) do Công ty Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.
Bà Phấn tại phiên toà xử vụ Phạm Công Danh. Ảnh: Q.T.
Sau những thương vụ nêu trên, bà Phấn đã thực hiện công cuộc chuyển giao TrustBank. Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng này về Ngân hàng Đại Dương, ông Hà Văn Thắm, lúc bấy giờ là Chủ tịch OceanBank gặp bà Phấn (đang là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng cho mình.
Tháng 2/2012, bà Phấn giao cho cấp dưới ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,92% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín cho ông Thắm, kèm theo việc Chủ tịch OceanBank phải chịu trách nhiệm trả nợ và được sở hữu tài sản từ các khoản vay hơn 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.
Ông Thắm sau đó cho người vào quản lý TrustBank nhưng không trả tiền, không cơ cấu tài sản của bà Phấn và cá nhân liên quan. Quá trình tiếp quản, ông Thắm nhận thấy ngân hàng này có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi.
Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank lại tính toán chuyển nhượng số cổ phần của ngân hàng này cho ông Phạm Công Danh với phí 800 tỷ đồng. Sau đó, Đại Tín được đổi tên thành ngân hàng Xây dựng nhưng ông Danh cũng không trả tiền cho bà Phấn và 800 tỷ cho ông Thắm như thỏa thuận.
Căn cứ diễn biến trên, Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM cho rằng, việc Trust Bank đầu tư bất động sản dưới thời bà Phấn như trên là vi phạm pháp luật: phạm Luật doanh nghiệp khi cố tình thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); phạm Luật các tổ chức tín dụng và vi phạm điều lệ “TrustBank không được trực tiếp kinh doanh bất động sản” do ngân hàng này đặt ra vào năm 2009.
Ngày 24/1/2017, Toà án nhân dân TP HCM đã tuyên án sơ thẩm đại án 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Hội đồng xét xử cũng công bố quyết định khởi tố tại tòa đối với nhóm bà Hứa Thị Phấn để làm rõ vấn đề lừa đảo như lập hồ sơ mà không cho vay, mua bán bất động sản mà không nộp thuế; đồng thời khởi tố các đồng sự của bà Phấn là nhóm ông Hoàng Văn Toàn - nguyên Chủ tịch TrustBank.
Ngoài những vai trò trên, bà Hứa Thị Phấn cũng được biết đến là thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn SSG (SSG Group) từ năm 2012. Tập đoàn này là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn tại Hà Nội và TP HCM như Saigon Pearl, Pearl Plaza, Saigon Airport Plaza, Mỹ Đình Pearl, trường quốc tế Wellspring...
Sau khi phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm kết thúc vào ngày 9/9/2016, Tập đoàn SSG đã có thông báo tổ chức Đại hội đồng cổ đông vào ngày 14/9. Kết quả cuộc họp có sự thay đổi đáng chú ý là việc bà Hứa Thị Phấn rút lui khỏi vị trí thành viên HĐQT của công ty này.
Trong lúc bị khởi tố, khám xét nơi ở và làm việc hôm 24/3, bà Hứa Thị Phấn đang điều trị bệnh cao huyết áp tại một bệnh viện ở quận 7 (TP HCM). Trước đó, tại phiên xử vụ án Phạm Công Danh ngày 9/9/2016, Hội đồng xét xử cũng công bố quyết định khởi tố tại tòa đối với nhóm bà Phấn vì có nhiều dấu hiệu sai phạm trong quản lý, dẫn đến Ngân hàng Đại Tín bị âm vốn chủ sở hữu 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỷ đồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét