Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Vụ án ngân hàng đại Tính xét xử 4 người liên quan

Hai người trong “mối quan hệ tay ba” vụ đại án Oceanbank tưởng chừng là “nạn nhân” của vụ án bất ngờ bị CQĐT truy tố và kéo thêm hai đồng phạm khác hầu tòa.


Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án tham nhũng – kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank). Trước đó, ngày 8/3, TAND TP Hà Nội quyết định yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này.

Phạm Công Danh “nhập hội”

Theo cáo trạng truy tố, Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) đã giải quyết cho Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh vay 500 tỷ thông qua công ty Trung Dung mà không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái quy định, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Hơn nữa, giữa Phạm Công Danh và Hà Văn Thắm còn tồn tại một lời hứa khi nhượng lại Ngân hàng Đại Tín. Đó là Hà Văn Thắm sẽ giúp đỡ Phạm Công Danh mọi mặt khi nắm Ngân hàng. Theo lời khai của Hà Văn Thắm, sự giúp đỡ đó cũng nằm trong khuôn khổ pháp luật.

Quá trình trả lời thẩm vấn Hà Văn Thắm cho thấy, do hồ sơ vay có một số tài liệu chỉ là bản phô tô, nên điều kiện để cho Công ty Trung Dung vay 500 tỷ là phải có một thỏa thuận tay ba giữa Công ty Trung Dung – NH Đại Tín – Ngân hàng Oceabank về việc phong tỏa tài khoản của công ty này tại Đại Tín. Thỏa thuận này được ký trước khi tiền từ Oceanbank đổ vào tài khoản của Công ty Trung Dung.

Nói về việc không phong tỏa tài khoản của Công ty Trung Dung tại Oceanbank, cựu Chủ tịch Oceanbank cho rằng, đấy cũng là thực hiện lời hứa của mình nhằm giúp Ngân hàng Đại Tín cân đối thanh khoản.

Tuy nhiên theo Hà Văn Thắm, thời gian khoảng năm sau đó, kiểm tra tài khoản của Công ty Trung Dung tại NH Đại Tín, số dư tài khoản 500 tỷ vẫn tồn tại, nhưng thực tế số tiền đó đã được giải ngân mà theo Hà Văn Thắm là trái thỏa thuận ba bên.

Tại phiên xử sơ thẩm lần một, bị án Phạm Công Danh trình bày, bản thân không hề biết về thủ tục cho vay đối với khoản tiền này. Khoản tiền này sau khi giải ngân, bị án có gặp Hà Văn Thắm nhưng cũng chưa được nghe nói việc giải ngân đúng hay sai, cũng như không nghe cơ quan chức năng nói việc vay tiền này là sai.

Bị án Danh cho rằng khoản tiền này ông ta không nhận được đồng nào. Theo bị án, 500 tỷ đồng vẫn còn ở trong Ngân hàng Đại Tín (giờ là Ngân hàng Xây dựng VNCB).

Sau đó, Phạm Công Danh đề nghị nếu khoản tiền này cho vay sai quy định, không có cơ sở pháp lý thì đề nghị VNCB chuyển trả lại tiền cho Oceanbank.
Phạm Công Danh (trái) và Hứa Thị Phấn bị truy tố theo Điều 179-BLHS (Ảnh: Nhật Anh)


Sau khi tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, kết luận điều tra bổ sung đã xác định, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các ngân hàng thương mại yếu kém. Do muốn thâu tóm Ngân hàng Đại Tín vào Oceanbank nên Hà Văn Thắm đến gặp Hứa Thị Phấn (SN 1947, trú ở phường Bình Thọ, Thủ Đức, TP HCM) – đại diện nhóm cổ đông lớn tại ngân hàng đang có nguy cơ bị cơ cấu đặt vấn đề chuyển giao chủ sở hữu.

Sau đó, Hứa Thị Phấn giao cho cháu là Ngô Kim Huệ - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín ký hợp đồng bán 254.751.970 cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ) với giá hơn 4.468 tỷ đồng cho Hà Văn Thắm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét