Một công ty con của Công ty CP Đầu tư Phương Trang sau khi nhận tiền vay của TrustBank đã chuyển trả 30 tỉ đồng cho ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm").
Ngày 25/5, TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) với phần tranh luận, bào chữa của các luật sư.
Các bị cáo tại tòa |
Tại phiên tòa hôm nay, việc một công ty con của Công ty CP Đầu tư Phương Trang sau khi nhận tiền vay của TrustBank đã chuyển trả 30 tỉ đồng cho ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") lại tiếp tục được đề cập.
Cụ thể, trong quá trình chữa Tội Cố ý làm trái cho bị cáo Bùi Thị Kim Loan, luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo cho biết 2 khoản vay Công ty Sài Gòn Phú Gia, Điạ Ốc Kỷ Nguyên chứng minh rõ nhất không giải ngân bằng tiền mặt mà chuyển khoản nhưng không được đưa vào hồ sơ. 2 khoản vay có thu phí khi mà giải ngân không thu phí.
Luật sư cho rằng đây không phải giải ngân khống, nếu khống thì tiền đâu chuyển cho ông ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) 30 tỷ đồng ở Đà Nẵng.
Trước đó tại phiên tòa chiều 16/5, trong nội dung luật sư Trương Vĩnh Thủy (bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn) thẩm vấn Công ty Thành Đăng (Công ty con của Phương Trang) liên quan đến hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), đã xuất hiện chi tiết, trong số tiền được giải ngân, công ty này đã chuyển một khoản tiền trả nợ cho ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”).
Cụ thể, heo hồ sơ vụ án, từ ngày 31/5/2010 đến ngày 29/6/2010, ngân hàng Đại Tín đã giải ngân bằng tiền mặt 880 tỉ đồng nhưng nhóm Phương Trang xác định chỉ nhận 500 tỉ đồng.
Cụ thể, trên hồ sơ vay và chứng từ giải ngân đã ký, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân cho Công ty CP Đầu tư Sài Gòn Phú Gia 300 tỉ nhưng chỉ thực nhận 199 tỉ đồng.
Đối với việc giải ngân khoản vay 300 tỉ đồng của công ty CP Địa ốc Kỷ Nguyên, thực tế công ty Phương Trang chỉ nhận 211 tỉ đồng.
Tương tự, trên hồ sơ Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân 110 tỉ đồng cho Công ty TNHH Thành Đăng (nay là Công ty TNHH SGD bất động sản Phương Trang) nhưng thực tế công ty Phương Trang chỉ nhận 90 tỉ đồng.
Tại tòa, luật sư Trương Vĩnh Thủy cho rằng Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân đủ 110 tỉ đồng cho công ty Phương Trang. Hồ sơ thể hiện phía công ty Phương Trang đã giải ngân 2 khoản tiền.
Cụ thể, khoản giải ngân lần thứ nhất là 30 tỉ đồng do ông Phạm Quốc Tuấn nhận ngày 26/5/2010 (bút lục 6134); khoản giải ngân thứ 2 là chuyển trả cho Phan Văn Anh Vũ 30 tỉ đồng tiền mua đất ở Đà Nẵng qua tài khoản của ông Vũ (bút lục 6146); và một khoản tiền 50 tỉ đồng còn lại được chuyển qua một tài khoản ngân hàng và được ông Trần Đăng Quang đến ngân hàng này rút tiền.
Tuy nhiên, đại diện công ty Phương Trang không xác nhận chi tiết này và cho rằng hồ sơ thể hiện rất rõ phía công ty Phương Trang chỉ xác nhận đã nhận 90 tỉ đồng.
Trong khi đó, theo số liệu của ngân hàng CB (ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam, tiền thân Trustbank), TrustBank đã giải ngân cho công ty CP Đầu tư Phương Trang cùng 18 công ty, 22 cá nhân có quan hệ hợp tác (nhóm Phương Trang) tổng cộng 83 khoản vay, 1 khoản phát hành trái phiếu. Tổng số tiền TrustBank giải ngân trên sổ sách gần 16.468 tỉ đồng từ năm 2010-2012.
Đại diện ngân hàng CB cho rằng đến nay dư nợ của nhóm Phương Trang còn hơn 25.941 tỉ đồng (dư nợ gốc là 9.437 tỉ đồng). Ngược lại, phía nhóm Phương Trang khẳng định trong tổng số dư nợ gốc theo sổ sách mà Trustbank giải ngân, công ty chỉ nhận được hơn 3.936 tỉ đồng.
Đại diện ngân hàng CB cho rằng ngân hàng đã kế thừa toàn bộ khoản vay từ Trustbank, bao gồm khoản vay liên quan tới 18 công ty và 22 cá nhân của nhóm Phương Trang.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét