This is default featured slide 1 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 2 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 3 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 4 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
This is default featured slide 5 title
Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.
Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018
truy tố về 2 tội danh trên là các bị can: Ngô Kim Huệ, nguyên Phó tổng giám đốc TrustBank
phiên xét xử vụ án liên quan đến ngân hàng Đại Tín
Trong phiên xét xử vụ án liên quan đến ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng CB) và bà Hứa Thị Phấn, việc xác định số tiền Phương Trang thực nhận từ Đại Tín là một trong những chi tiết chiếm một lượng lớn thời gian của HĐXX và được dư luận quan tâm.
Cụ thể, tại phiên xét xử sáng 16/5, trả lời câu hỏi của LS Lưu Văn Tám (người bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn) về số tiền Phương Trang thực nhận, đại diện CB cho hay:
“Ngân hàng chỉ giải ngân vào nhưng tài khoản theo chỉ định của khách hàng, tất cả 82 khoản vay đều giải ngân vào tài khoản theo khách hàng yêu cầu”.
Luật sư Lưu Văn Tám hỏi Đại diện Ngân hàng CB ở phiên xét xử sáng 16/5
Đồng thời, trả lời câu hỏi của ông Tám về trách nhiệm của CB đối với việc sử dụng số tiền này khách hàng, vị đại diện CB cho hay: CB không kiểm soát và không quan tâm, vì đó không phải là khách hàng của CB…
Sau khi cho vay, CB có kiểm tra tiền, có biên bản kiểm tra, cũng như cam kết của khách hàng về việc sử dụng vốn đúng mục đích”.
Cũng theo vị đại diện này của CB, tổng dư nợ gốc của Phương Trang, theo số liệu chốt ngày 7/5/2018, cả gốc và lãi là trên 9.400 tỷ đồng. CB yêu cầu các cá nhân, tổ chức còn dư nợ tại CB phải trả.
Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018
Tăng vốn ảo từ 1.000 lên 3.000 tỷ đồng thủ đoạn cảu hứa thị phần
Phong thủy đời sống: Chọn đồ trang trí có đôi, có cặp
Nhặt được vé số trúng thưởng hơn 4,5 tỷ đồng trong thùng rác
Bryan nhặt lại được tờ vé số trúng thưởng trong sọt rác
Bryan Cureington kể một thành viên trong gia đình có tờ vé số nhưng đã vứt thẳng vào sọt rác vì cho rằng tờ vé số giá 10 USD đó không trúng được giải nào.
Thế nhưng không hiểu sao Bryan lại quyết định nhặt lên để kiểm tra lại và phát hiện ra đây là vé số trúng thưởng đến tận 200.000 USD. Tờ vé số được nhặt từ thùng rác này được mua tại siêu thị thức ăn Muse Food Mart và là một trong bốn giải thưởng cao nhất. Số tiền thưởng sau thuế Bryan nhận được là 142.000 USD.
Nhà Cureington không phải là gia đình đầu tiên suýt mất giải thưởng. Tháng trước, anh Kennet McGuire đã bảo nhân viên vứt tờ vé số trúng thưởng của mình đi sau khi nghe người nhân viên nói rằng không thể trả tiền mặt cho tờ vé số này được.
Hóa ra giá trị của tờ vé số này lên đến 50.000 USD (1,14 tỷ đồng) nên nhân viên mới không trả tiền mặt cho Kennet được luôn. Kennet dự định sẽ dùng số tiền này để trả nợ và đưa gia đình di du lịch.
"Vợ tôi sau đó cứ trêu tôi mãi. Cô ấy nói: "Anh có tận 50.000 USD trong túi suốt 10 ngày qua mà không chịu nói? Anh keo vậy?", Kennet kể.
Còn một người đàn ông khác ở bang Michigan đã may mắn lượm lại được tờ vé số trúng giải độc đắc 2 triệu USD sau khi tặng vợ tờ vé số nhân ngày sinh nhật và suýt bị ném vào thùng rác. Hai vợ chồng cho biết sẽ dùng số tiền để trả học phí cho các con.
"Chúng tôi chưa bao giờ tự cho là người may mắn nên đây quả là một sự ngạc nhiên tuyệt vời", người chồng nói.
Nguồn tin: http://doisongvietnam.vn/nhat-duoc-ve-so-trung-thuong-hon-4-5-ty-dong-trong-thung-rac-44628-4.html
Chiều 28/5, TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án
Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018
ngày mai (8/5), TAND TP HCM sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ngân hàng đại tín
Đọc thêm: https://vietnammoi.vn/chu-de/cong-ty-phuong-trang.topic
Bà Phấn tại phiên xử đại án Phạm Công Danh giai đoạn 1.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Bà Hứa Thị Phấn (SN 1947, nguyên Cố vấn Cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín và nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu Tư Phát triển Phú Mỹ), Ngô Kim Huệ (SN 1980, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín, Giám đốc Công ty TNHH Phú Mỹ) và Bùi Thị Kim Loan (SN 1978, kế toán Công ty TNHH Phú Mỹ).
Liên quan đến vụ án, 25 bị cáo khác cũng bị đưa ra xét xử với vai trò đồng phạm với bà Hứa Thị Phấn về 2 tội danh trên.
Tuy nhiên, rất có khả năng bà Hứa Thị Phấn sẽ vắng mặt tại phiên tòa. Vì bà Phấn đã nhập viện ngày 6/3/2017, trước khi bị khởi tố vào ngày 22/3/2017. Từ đó đến nay, cơ quan điều tra bộ Công an đã nhiều lần đến bệnh viện xác định tình trạng của Phấn để tiến hành hỏi cung.
Trong đợt xét xử này, ngoài Ngân hàng Xây dựng Việt Nam được xác định là nguyên đơn dân sự, TAND TP HCM cũng triệu tập đến phiên tòa 16 ngân hàng, đại diện 47 công ty, tổ chức, 115 cá nhân với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.
Được biết, phiên tòa xét xử bà Phấn sẽ có sự tham gia của hàng chục luật sư với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, các công ty, tổ chức, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Phiên tòa sẽ kéo dài từ ngày 8/5 đến hết tháng 5 do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM) làm chủ tọa.
HLV Park Hang Seo đã 'chốt' được 3 cầu thủ quá tuổi tham dự Asiad 2018?
Cụ bà 90 tuổi lao xe vào đám đông làm 1 người thiệt mạng, 3 người bị thương
Vụ việc xảy ra vào sáng 28/5, tại thành phố Chigasaki, phía tây nam thủ đô Tokyo.
Một viên cảnh sát địa phương cho biết, chiếc xe khi di chuyển tới ngã tư đông người qua lại thì bất ngờ lao về phía lề đường, đâm vào hàng loạt người đi bộ.
Hiện trường vụ tai nạn.
"Một phụ nữ sau đó được xác nhận đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương", người này cho biết thêm.
Các phương tiện truyền thông cho biết cụ bà điều khiển chiếc xe cũng bị thương nhẹ sau vụ tai nạn. Cảnh sát vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Một loạt các vụ tai nạn do các tài xế cao tuổi ở Nhật Bản gây ra đang khiến các nhà chức tránh đau đầu tìm cách giải quyết.
Trong năm 2016, các lái xe trên 65 tuổi gây ra 965 vụ tai nạn chết người ở Nhật Bản, chiếm 1/4 trong tổng số các vụ tai nạn gây chết người ở đất nước này. Nguyên nhân của hầu hết các vụ tai nạn này là do nhầm giữa phanh và chân ga hoặc không kiểm soát được tay lái.
Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018
Vụ TrustBank: Chiếc nôi đặc biệt bên cạnh phòng xử án
Mẹ con bị cáo Loan được bố trí chăm sóc tại phòng riêng phía sau phòng xử án sáng 10/5 (Ảnh: Phan Thương/Thanh Niên) |
Chiếc nôi dành cho con của bị cáo Loan (Ảnh: Tân Châu/TPO) |
Ngày 25/5, TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"
Các bị cáo tại tòa |
CLB HAGL đón tin không vui về lực lượng khi Châu Ngọc Quang dính chấn thương
CB đã giải ngân đúng trong tất cả khoản vay cho nhóm Phương Trang
Chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại các TCTD: FE Credit là tâm điểm
Theo nội dung, NHNN yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc 5 vấn đề: Thứ nhất, rà soát các quy định nội bộ, đảm bảo ban hành đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các quy định nội bộ về cho vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng.
Thứ hai, chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về cho vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng, đặc biệt là thực hiện nghiêm các quy định về lãi suất phí, thực hiện nghiêm các quy định về minh bạch hóa hoạt động cho vay, riêng đối với các công ty tài chính tiêu dùng, phải ban hành đầy đủ quy định về khung lãi suất. Ngoài ra, các TCTD phải thực hiện nghiêm các quy định về đôc đốc, thu hồi nợ.
Thứ ba, NHNN yêu cầu tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của NHNN và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng nói chung, cho vay phục vụ đời sống cho vay tiêu dùng nói riêng ở tất cả các chi nhánh, đơn vị kinh doanh trong mạng lưới hoạt động TCTD.
Thứ tư, NHNN các TCTD rà soát chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng quy trình tuyển dụng, đánh giá cán bộ, hạn chế rủi ro đạo đức có thể xảy ra; Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên của TCTD.
Cuối cùng, NHNN yêu cầu các TCTD cần phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thống để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro, vi phạm có thể xảy ra đối với TCTD
FE Credit là tâm điểm…
FE Credit là tâm điểm trong đợt Thanh tra này (ảnh Internet)
Theo đó, FE Credit trong thời gian tới sẽ bị NHNN thanh tra trong năm nay. Hoạt động tín dụng tiêu dùng của đơn vị này cũng cho thấy những rủi ro về nợ xấu…
Được biết, năm 2010, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã thành lập Khối Tín dụng Tiêu dùng với định hướng tập trung vào hoạt động cho vay tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit.
Tháng 7/2014, VPBank thực hiện mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam, đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MTV VPBank (VPBFC hay FE), và chuyển dần hoạt động của Khối Tín dụng Tiêu dùng sang công ty này.
Năm 2015 là năm đầu tiên hoạt động tài chính tiêu dùng của VPBank vận hành hoàn toàn theo mô hình công ty con của VPBank và vẫn giữ thương hiệu FE Credit. Chỉ sau 3 năm hoạt động, tổng tài sản, dư nợ tín dụng và thu nhập từ lãi của FE Credit liên tục tăng cao qua các năm.
Cụ thể, tính đến hết năm 2017, tổng dư nợ cho vay của khách hàng đạt 44.797 tỷ đồng, tăng trưởng 39,5% so với năm 2016. Năm 2016, tăng trưởng tín dụng của FE Credit còn lên đến 59%; năm 2015 là 456%
Đây cũng là đơn vị chủ lực của VPBank. Trong tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất 8.130 tỷ đồng năm 2017 của VPBank, FE Credit đóng góp khoảng 4.189 tỷ đồng, chiếm 51%. Còn năm 2016, FE Credit đóng góp tới 64,8% lợi nhuận trước thuế hợp nhất cho VPBank.
Sự gia tăng của những khoản vay tiêu dùng trong tổng tài sản của FE Credit cũng đi kèm với sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Nếu như tỷ lệ nợ xấu của FE Credit trong năm 2015 là 4% thì con số này đã tăng cao một cách nhanh chóng lên mức 6,3% trong năm 2016 và giảm nhẹ về 5% trong năm 2017. Trong khi ngưỡng tỷ lệ nợ xấu bảo đảm an toàn do NHNN quy định là 3%...
Từng bị tố lừa đảo
Tham gia gói hỗ trợ tài chính với thủ tục vay đơn giản theo tư vấn của nhân viên FE-Credit, một khách hàng nhận "quả đắng" với lãi suất vay 3,75% một tháng và phải trả trong thời hạn dài hơn tư vấn ban đầu tới 2 năm.
Tham gia gói hỗ trợ tài chính với thủ tục vay đơn giản theo tư vấn của nhân viên FE-Credit, một khách hàng nhận "quả đắng" (ảnh minh họa)
Cụ thể, năm 2017, Chị Trần Thị Thu H. (Hà Nội) đã có đơn thư khiếu nại đến các cơ quan báo chí vì cho rằng một nhân viên của Công ty tài chính FE Credit (FE – Credit) đã giả mạo hồ sơ vay vốn với lãi suất cao, đồng thời sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê làm phiền đến cuộc sống và bôi nhọ danh dự của chị.
Theo đó, vào tháng 4/2016, chị H. được nhân viên của FE Credit là anh Khúc Đình Khánh tư vấn gói vay 35 triệu lãi suất thấp (trong 4 tháng cả gốc + lãi lên 38 triệu, vay trong 1 năm) để làm vốn kinh doanh.
Nhận thấy gói vay và phần lãi phù hợp với nhu cầu của mình, chị H. đã nộp cho anh Khánh đầy đủ giấy tờ được yêu cầu trong hồ sơ vay vốn. Sau khi được nhân viên đến thẩm tra thông tin cá nhân tại chỗ làm việc và chỗ ở, 1 tháng sau chị H. nhận được tin nhắn ra Bưu điện Hà Nội để lấy tiền. Chị cho biết, FE-Credit chỉ gửi tiền mà không kèm bất cứ hợp đồng nào để ký.
Sau khi trừ một số khoản chi phí bắt buộc, số tiền mà chị H. được báo nhận là 31 triệu 700 nghìn nhưng thực lĩnh là 30 triệu. Sau khi được phía FE-Credit tiến hành giải ngân cho vay, để thực hiện theo đúng cam kết, hàng tháng chị Hà đều đã tiến hành chuyển số tiền 1 triệu 617 nghìn trả góp qua thu ngân tại Thegioididong.Com. Chỉ đến khi tất toán vào tháng 6/2017, chị H. mới "ngã ngửa" khi biết số tiền mình còn phải nộp lên đến 27 triệu đồng (Vay 30 triệu, đã trả 21 triệu vẫn còn 27 triệu).
Cho rằng đã có những sự nhầm lẫn, chị H. có gọi điện lên hotline của Fe-Credit yêu cầu kiểm tra thì mới biết thêm rằng hồ sơ vay vốn của chị có lãi suất lên đến 3,75 trong 36 tháng, nghĩa là thời hạn được kéo dài thêm tới 2 năm.
Chưa dừng lại đó, chị H. cho hay, "Tôi thông báo sẽ dừng trả góp để xử lý xong vụ việc sẽ tất toán và được phía công ty chấp nhận. Thế nhưng, họ lại gửi thông tin của tôi cho bên đòi nợ thuê". Hàng ngày, chị phải nhận gần 10 cuộc điện thoại với những lời nói xấc xược, xỉ nhục danh dự và tin nhắn vu khống, đe doạ.
"Không chỉ thế, họ còn gọi điện làm phiền người thân và sếp của tôi, nói tôi trốn nợ quỵt tiền. 5 lần 7 lượt tôi lên trụ sở FE-Credit để phản ánh tình trạng chỉ nhận được câu trả lời thờ ơ "Bên đòi nợ bọn em không quản lý, họ thấy chị không nộp nên họ cứ gọi thôi. Hồ sơ của chị đang được xử lý, chị về đợi thông tin", chị H. nói, trước đó với báo chí.
Nguồn tin: http://doisongvietnam.vn/chan-chinh-hoat-dong-cho-vay-tieu-dung-tai-cac-tctd-fe-credit-la-tam-diem-44311-8.html
Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018
Ký giấy kết hôn chưa ráo mực đã ly dị trong 'một nốt nhạc' vì bố vợ
Anh con rể từng thỏa thuận với bố vợ là sẽ trả 100.000 Dh (khoảng gần 620 triệu đồng) tiền sính lễ và đề cập tới số tiền này trong hợp đồng hôn nhân. Theo thỏa thuận, anh sẽ trả 50.000 Dh vào lúc ký hợp đồng tại văn phòng tòa án hồi giáo Sharia và phần còn lại khi rời khỏi tòa.
Các thành viên gia đình và bạn bè đi cùng cô dâu, chú rể tới văn phòng để chứng kiến lễ ký hợp đồng hôn nhân này. Sau đó, chú rể đã trả cho bố vợ 50.000 Dh tại văn phòng tòa án lúc đặt bút ký.
Nhiều cô gái ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cảm thấy mình như ký "hợp đồng bán thân" khi kết hôn. Ảnh minh họa
Ngay sau khi ký giấy xong và khách khứa đã ra về, bố vợ lập tức yêu cầu con rể trả nốt phần tiền còn lại. Anh con rể đảm bảo rằng tiền đang ở trong xe ở bên ngoài và nói ông hãy kiên nhẫn đợi vài phút. Thế nhưng ông bố vợ vẫn khăng khăng đòi phải giao tiền ngay lập tức khiến anh này cảm thấy như đang bị đòi nợ.
Quá tức giận, người đàn ông đã ngay lập tức ly hôn với vợ mà không cần suy xét thêm. Vậy là cuộc hôn nhân chỉ kéo dài trong vỏn vẹn 15 phút, quả là cái kết buồn cho cô gái tội nghiệp có ông bố ham tiền.
Nguồn tin:
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018
Xét xử vụ TrustBank: Luật sư kiến nghị đối chất giữa các bên để xác định dư nợ của Phương Trang
Các luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, những người, tổ chức có quyền lợi liên quan trong phiên tòa xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín |
Điều 'thần kì' khi mẹ bỏ đường khỏi khẩu phần ăn của con
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018
Thông tin về vụ án liên quan đến bà Hứa Thị Phấn và vụ án ngân hàng Đại Tín
Như Báo CAND đã đưa thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra Ngân hàng TMCP Đại Tín (nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – VNCB
Thông tin về vụ án liên quan đến bà Hứa Thị Phấn
>>>Xem thêm: Tiểu sử đại gia miền Tây Hứa Thị PhấnKết quả tìm hiểu của cơ quan chức năng cho thấy sau khi lui về làm cố vấn, bà Phấn cùng với 2 cá nhân thân cận là Chủ tịch Hội đồng quản trị thời bấy giờ - ông Hoàng Văn Toàn và Tổng giám đốc Trần Sơn Nam tiếp tục rút tiền của TrustBank thông qua các phi vụ đầu tư, mua bán bất động sản…
Cụ thể là việc dùng tài sản là đất nông nghiệp giá trị 200.000 đồng mỗi m2 kê khống lên với giá 32 triệu đồng một m2. Dùng gần 1.000 tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư trái phép vào các dự án kinh doanh bất động sản của bà Phấn. Sau đó, chính bà là người sử dụng khoản tiền này cho mục đích cá nhân.
Ngoài ra, bà và cộng sự thông qua việc mua bán tài sản giá thấp, nâng khống bán lại cho ngân hàng giá cao để thu lợi bất chính một loạt căn nhà tại các quận trung tâm TP HCM, như căn nhà số 10 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1) với giá khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, được chính Ngân hàng Đại Tín định giá vào thời điểm 7/2011 là 290 tỷ đồng, nhưng đến đầu năm 2012 khi thị trường địa ốc đóng băng, lại được nhà băng này mua với giá 1.260 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, bà Phấn đã chỉ đạo TrustBank trực tiếp đầu tư trái phép 1.038 tỷ đồng dự án bất động sản. Cụ thể, ngân hàng đã đầu tư 137 tỷ đồng vào Dự án Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Dĩ An, Bình Dương). Dự án này được Công ty Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên) làm chủ đầu tư. Không chỉ có vậy, dưới sự chỉ đạo của bà Phấn, Ngân hàng Đại Tín lại tiếp tục đầu tư 571 tỷ đồng vào Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Phú Mỹ Garden II (Bến Lức, Long An) do Công ty Cổ phần Phú Mỹ làm chủ đầu tư.
Ngoài ra, bà Phấn còn chỉ đạo TrustBank đầu tư 330 tỷ đồng vào 2 dự án: The Star City và Go - Go City tại huyện Nhà Bè (TP HCM) do Công ty Địa ốc Lam Giang (công ty con do bà Phấn lập ra) làm chủ đầu tư.
Sau những thương vụ nêu trên, bà Phấn đã thực hiện công cuộc chuyển giao TrustBank. Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Do muốn thâu tóm một số ngân hàng này về Ngân hàng Đại Dương, ông Hà Văn Thắm, lúc bấy giờ là Chủ tịch OceanBank gặp bà Phấn (đang là đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại ngân hàng cho mình.
Tháng 2/2012, bà Phấn giao cho cấp dưới ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,92% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín cho ông Thắm, kèm theo việc Chủ tịch OceanBank phải chịu trách nhiệm trả nợ và được sở hữu tài sản từ các khoản vay hơn 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.
Ông Thắm sau đó cho người vào quản lý TrustBank nhưng không trả tiền, không cơ cấu tài sản của bà Phấn và cá nhân liên quan. Quá trình tiếp quản, ông Thắm nhận thấy ngân hàng này có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi.
Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank lại tính toán chuyển nhượng số cổ phần của ngân hàng này cho ông Phạm Công Danh với phí 800 tỷ đồng. Sau đó, Đại Tín được đổi tên thành ngân hàng Xây dựng nhưng ông Danh cũng không trả tiền cho bà Phấn và 800 tỷ cho ông Thắm như thỏa thuận.
Căn cứ diễn biến trên, Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM cho rằng, việc Trust Bank đầu tư bất động sản dưới thời bà Phấn như trên là vi phạm pháp luật: phạm Luật doanh nghiệp khi cố tình thực hiện các hoạt động kinh doanh không đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); phạm Luật các tổ chức tín dụng và vi phạm điều lệ “TrustBank không được trực tiếp kinh doanh bất động sản” do ngân hàng này đặt ra vào năm 2009.