Thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ trẻ em bị bạo hành khiến dư luận phẫn nộ. Trong đó, có không ít vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các trường mầm non. Trên thực tế, có rất nhiều phụ huynh tin tưởng vào những chiếc camera mà nhiều khi lơ là không để ý xem con có bị đánh hay bạo hành ở trường hay không. Trong khi đó, một số vụ việc giáo viên bạo hành trẻ em đều xảy ra ở góc khuất, nơi không được lắp camera.
Hành động bạo hành trẻ ở trường ngoài việc đánh đập gây tổn thương cơ thể còn là những hành vi như mắng chửi gây tổn thương tinh thần như không nói chuyện với trẻ, không cho trẻ tham gia các hoạt động chung... Nếu những hành động này diễn ra trong thời gian dài thì có thể khiến trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển tâm sinh lý.
Trên thực tế, bố mẹ có thể dựa vào một số yếu tố sau để nhận biết con bạn bị bạo hành, dọa nạt ở trường:
- Cơ thể của trẻ xuất hiện những vết thương, bầm tím lớn. Chỉ cần quan sát kỹ bàn tay, chân, cổ, mông, má của trẻ trước và sau khi đón trẻ về là bố mẹ có thể biết được chuyện gì đã diễn ra ở trường. Sau đó cần hỏi ngay giáo viên xem những vết bầm tím là do đâu.
Khi bố mẹ đưa đến trường thì bé tỏ rõ sự sợ hãi. Ảnh minh họa
- Con có tâm lý hồi hộp, sợ sệt, không nô đùa như mọi khi. Tất cả những hành động như đánh đập, làm nhục... đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái hoảng hốt.
- Khi bố mẹ đưa đến trường, bé tỏ rõ sự sợ hãi và có các phản ứng như ôm chặt, giãy giụa khi cha mẹ giao con cho cô giáo.
- Ngay sau lúc bị bạo hành, khi bố mẹ đến đón, trẻ thường ôm chặt bố mẹ, khóc và đòi về nhà ngay lập tức vì tủi thân và sợ hãi.
- Trẻ thường hốt hoảng, sợ sệt ngay cả trong giấc ngủ, ngủ mơ màng không sâu giấc, dễ giật mình, la hét.
- Càng ngày trẻ càng ít nói, sống khép kín, gặp trở ngại trong giao tiếp và luôn đề phòng mọi người.
- Hung hăng, bạo lực với mọi người, lì lợm, ngang bướng.
Tuy nhiên, khi thấy trẻ có một hoặc vài biểu hiện trên, bố mẹ cũng không nên vội vàng kết luận là con bị bạo hành ở trường. Lúc này, bố mẹ cần gần gũi hỏi han con (nếu bé đã biết nói), dành nhiều thời gian hơn để quan sát, chú ý tới bé, từ đó mới có kết luận chính xác được.
Nguồn tin: