Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Cách cấp cứu trẻ đuối nước rất đơn giản bố mẹ nào cũng cần biết

Đuối nước là một tai nạn nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được sơ cấp cứu kịp thời. Dưới đây bác sĩ BV Đại Học Y sẽ chỉ ra những nguy cơ, cách sơ cứu và phòng tai nạn đuối nước.

Không ngờ thói quen 'đi nắng về, uống nước lạnh' lại có hại cho sức khoẻ đến vậy

Những điều cần biết về cấp cứu đuối nước cho trẻ 3
Thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều các ca đuối nước thương tâm của các em nhỏ. Hình: Internet

Ai có nguy cơ bị đuối nước?

Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị đuối nước nếu chủ quan hoặc không tự trang bị cho mình những kiến thức về sức khỏe, tuy nhiên nhóm nguy cơ cao hơn bao gồm:

  1) Người không biết bơi hoặc quá tự tin về khả năng bơi của mình.

  2) Người có hành vi thói quen nguy hiểm, liều lĩnh khi bơi lội.

  3) Người sử dụng rượu, bia và ma tuý (> 50% người lớn tử vong do đuối nước được cho là có liên quan đến rượu bia). 

  4) Trẻ em bơi lội không có người lớn giám sát.

  5) Khi gặp nước lạnh làm hạ thân nhiệt, dẫn đến nhanh kiệt sức và rối loạn nhịp tim. 

  6) Người có bệnh khác kèm theo như: chấn thương, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

  7) Người bị động kinh hoặc rối loạn phát triển tâm thần, hành vi. 

  8) Người có rối loạn nhịp tim không được phát hiện (ví dụ hội chứng QT dài). 

  9) Hội chứng tăng thông khí khi bơi vì nhịn thở lâu sau đó thở nhanh (giảm CO2 và Oxy máu) gây co quắp chân tay hoặc bị chuột rút. 

Những điều cần biết về cấp cứu đuối nước cho trẻ 2
Ảnh minh họa về sơ cấp cứu cho người bị đuối nước

Cách sơ cứu tại chỗ và vận chuyển 

1) Gọi người xung quanh đến hỗ trợ. 

2) Ưu tiên xác định được tình trạng ngừng tuần hoàn để tiến hành hồi sinh tim phổi càng sớm càng tốt, nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ.

3) Thổi ngạt bằng cách hít một hơi thật sâu rồi ngậm miệng nạn nhân thổi một hơi thật mạnh để ngực phồng lên, lặp lại lần thứ 2, việc này cần phải tiến hành ngay khi có thể, khi nạn nhân đã được kéo đến chỗ nông hơn, ít nguy hiểm hơn, khi chân người cứu chạm đất.

4) Khi đã đặt được nạn nhân nằm ngửa trên bờ, nếu nạn nhân không tỉnh trở lại, không tự thở, thì cần tiến hành ngay hồi sinh tim phổi kết hợp ép tim và thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên bờ, đặt cườm tay lên giữa ngực ép mạnh xuống, tốc độ nhanh 120 lần/phút; cứ sau 30 lần ép tim như thế, thổi ngạt 2 lần. Có thể sốc điện nếu có nhịp nhanh thất, rung thất. Phải làm liên tục cho đến khi có đơn vị cấp cứu ngoại viện, nhân viên y tế đến hỗ trợ. 

5) Không làm nghiệm pháp Heimlich, và KHÔNG ĐƯỢC dốc ngược nạn nhân để nước tống ra từ phổi, vì chẳng có giá trị gì theo các nghiên cứu. Không nên mất thời thời gian, cần tập trung để thổi ngạt và ép tim cho nạn nhân. 

6) Cởi bỏ quần áo ướt.

7) Làm ấm cơ thể nạn nhân. 

8) Tập trung cấp cứu nạn nhân liên tục, kiên trì hàng giờ. Chỉ vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng xe chuyên dụng khi đã thở trở lại, khi tuần hoàn được tái lập. Kể cả khi nạn nân đã tự thở vẫn có nguy cơ suy hô hấp sau đó do nước có thể vào phổi, nên vẫn phải vận chuyển nạn nhân vào bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. 

Những điều cần biết về cấp cứu đuối nước cho trẻ
Các bể bơi đều rất đông trẻ em mỗi dịp nghỉ hè. Ảnh: Internet

Phòng ngừa đuối nước

Việc nắm được một số biện pháp phòng ngừa đuối nước có thể giúp giảm được 80% các vụ đuối nước, đặc biệt ở trẻ em.

  1) Cấm trẻ em dưới 4 tuổi bơi trong bể bơi. 

  2) Ở các khu bể bơi phải luôn có người giám sát.

  3) Trẻ em khi đi bơi cần có người lớn bơi cùng hoặc giám sát. 

  4) Dùng các phương tiện hỗ trợ cá nhân khi đi bơi (phao, áo phao, chân vịt, mũ, kính…). 

  5) Tránh uống rượu, bia, sử dụng ma tuý, chất kích thích trước khi đi bơi.

  6) Bể cạn, toilet, thùng chứa nước ăn, nước rửa cần có che chắn, có nắp đậy, khoá hoặc chỉ dẫn.

  7) Cần có biển cảnh báo hoặc chỉ dẫn cụ thể tại các nơi vui chơi như bãi biển, bể bơi về độ sâu, chiều cao cho phép, độ tuổi,…

Nguồn tin: https://meovathaydsvn.blogspot.com/

  8) Với trẻ em luôn có người lớn hoặc người có đủ khả năng giám sát. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét