Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Các nghi thức cúng giao thừa mà bạn cần biết

Lễ giao thừa (lễ trừ tịch)




Xem thêm một số tin tức khác: 

Gợi ý bài cúng giao thừa 2018 chuẩn nhất
Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ và những giây phút đầu tiên bắt đầu chuyển sang năm mới, ý nghĩa của lễ giao thừa hay lễ trừ tịch là rũ bỏ hết đi những điều không may mắn trong năm cũ, bắt đầu một năm mới ấm no, hạnh phúc hơn. Theo quan niệm tín ngưỡng của một số dân tộc ở Việt Nam thời gian năm mới đến cũng là lúc ma quỷ đượctrở lại dân gian, có khả năng quấy nhiễu cuộc sống của người dân, vì thế lễ trừ tịch cũng là một buổi lễ nhằm xua đuổi ma quỷ, xoa dịu linh hồn của những người đã khuất.

Cúng ai trong lễ giao thừa? 





Theo quan niệm dân gian, mỗi một năm sẽ có một vị thần đảm nhiệm việc coi giữ cuộc sống dưới dân gian, vào thời khắc giao thừa cũng là thời gian các vị thần chuyển giao công việc của mình, lễ cúng giao thừa nhằm tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới đảm nhiệm công việc của mình. Mỗi một năm thì sẽ có một vị thần khác nhau đảm nhiệm công việc trông giữ dân gian, sau đây là các vị thần trông giữ dân gian theo từng năm trong quan niệm của người Việt xưa. 


Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.

Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan....




Mỗi năm trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan, năm nào thì khấn danh vị cũng như phải sắm áo vải đúng màu với đương niên hành khiển năm ấy. Tên các vị hành khiển theo thập nhị địa chi, nhưng màu sắc bài vị, quần áo tuân theo phép ngũ hành: năm hành Kim (Canh, Tân) mầu vàng; Mộc (Giáp, Ất) mầu trắng; Thủy (Nhâm, Quý) mầu xanh; Hỏa (Bính, Đinh) mầu đỏ, Thổ (Mậu, Kỷ) mầu đen.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét