Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên


Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên gồm những gì


Mâm lễ cúng Tất niên thường gồm:



Hương hoa, vàng mã;
Đèn nến;
Trầu cau;
Rượu;
Bánh chưng;
Cỗ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, tinh khiết, bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Xem thêm tức liên quan khác: 

Gợi ý mâm cơm cúng ngày 30 tết theo đúng phong thủy

Những loại cây cảnh thu hút tài lộc cho từng con giáp


Xem thêm tin tức liên quan khác: 


Mâm cỗ tất niên miền Bắc theo đúng bài bản, thường thì 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng.
Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc.
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế.

Mâm cơm tất niên miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…

Mâm cỗ tất niên miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò…

Nhưng tùy từng thời kỳ, đặc điểm mỗi vùng mà mâm cơm tất niên được thay đổi các món cho phù hợp.

Trước đây, mâm cỗ miền bắc nói chung và mâm cỗ tất niên nói riêng bao giờ cũng đủ sáu bát: măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc. Và tám đĩa: thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho.


Ðầy đủ các món ăn là vậy bởi quanh năm chỉ có ngày Tết mới được thưởng thức nhiều món như vậy, bên cạnh đó mâm cỗ Tết còn thể hiện sự no ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình, cũng như ước mong một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét